Sự Thật Thú Vị Về Búp Bê Cầu Mưa Nhật Bản
Là một trong những búp bê thường xuất hiện trong phim hoạt hình Nhật Bản, búp bê cầu mưa hay còn gọi là Teru Teru Bouzu được rất nhiều người biết đến.
Nhật bản là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời và đa dạng nhất thế giới. Nhật bản có khá nhiều tín ngưỡng và phong tục mà khi chúng ta tìm hiểu sẽ thấy rất thú vị. Đặc biệt là hình ảnh búp bê cầu mưa được treo trước hiên nhà hay bậu cửa sổ những ngày nắng.
Búp bê cầu mưa Nhật bản là gì?
Búp bê cầu mưa ở Nhật Bản có tên là Teru Teru Bouzu (てるてる坊主). Trong tiếng Nhật, Teru có nghĩa là ánh nắng, Bouzu có nghĩa là thầy tu. Tên thân quen mà mọi người hay gọi là cậu bé nắng, búp bê thời tiết hay búp bê cầu nắng.
Chắc hẳn các bạn còn nhớ một chi tiết khá thú vị trong bộ truyện tranh Doraemon, khi treo Teru Teru Bouzu đúng chiều thì sẽ là cầu nắng. Còn nếu treo ngược chiều thì sẽ thành cầu mưa.
Tùy theo sự khéo tay và tính sáng tạo mà mỗi con búp bê sẽ có cách trang trí khác nhau. Tuy nhiên có 1 điểm chính không thay đổi là đầu búp bê trọc và chiếc áo dài.
Sự ra đời của búp bê cầu mưa Nhật Bản
Búp bê cầu mưa có khá nhiều câu truyện, trong đó có 2 câu truyện được mọi người nhắc đến nhiều nhất.
1.Câu chuyện thứ nhất
Những con búp bê được làm từ khăn giấy trắng hoặc mảnh vải vuông trắng mang lại cảm giác rất dễ gần nhưng nó cũng có rất nhiều khởi nguồn mà được tương truyền đến ngày nay.
Nguồn gốc của búp bê cầu mưa khá mơ hồ. Tuy nhiên, câu chuyện nổi tiếng nhất được nhiều người biết đến là búp bê cầu mưa được bắt nguồn từ một nhà pháp sư giúp dân làng cầu nắng.
Đây là câu chuyện về một vị sư đã hứa với dân làng và lãnh chúa sẽ làm cho trời ngừng mưa và mang lại thời tiết đẹp trong một thời gian dài, vì lúc đó trời mưa quá nhiều nên người dân không thể trồng trọt.
Tuy nhiên, vị sư cầu nguyện mãi mà không có kết quả, cuối cùng ông đã thất hứa và bị hành hình bằng cách treo cổ.
Sau khi ông chết, vị lãnh chúa đã sai người chặt đầu nhà sư, sau đó bọc vào trong một tấm vải và treo trước cổng làng để cầu trời đừng mưa nữa. Đây là câu truyện khá rùng rợn phải không các bạn.
2.Câu chuyện thứ hai
Theo một dị bản khác thì búp bê cầu mưa không hề có liên quan đến nhà sư và dân làng nào cả. Trong câu chuyện này thì nhân vật chính là cô bé cầm chổi sống ở thời kỳ mà yếu tố văn hóa Trung Hoa bị ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa Nhật Bản.
Tương truyền rằng vào lúc trời mưa tầm tã, trên trời bỗng vọng xuống một âm thanh thông báo toàn bộ ngôi làm sẽ bị nhấn chìm nếu không tìm được một cô gái trẻ đẹp để mang ra hiến tế. Như vậy, những cô gái đẹp được tuyển chọn, lấy một người đẹp nhất để mang hiến tế giúp dân khỏi cảnh chìm trong biển nước.
Người Nhật tin rằng cô gái trẻ sẽ dùng một cây chổi để quét hết mây đen, làm trời quang mây tạnh. Sự hi sinh của cô gái sẽ giúp dân làng thoát khỏi cảnh lầm than.
Sau này để tưởng nhớ công lao đó, người dân thường cắt giấy hình cô gái cầm chổi được mang treo ngoài hiên cửa để cầu thời tiết nắng ráo đến khắp nơi.
3.Bài hát về Tezu Tezu Bouzu
Cách làm búp bê cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần 1 cục bông tròn, 1 tấm vải làm áo và một cái nơ. Sau đó buộc giống như các hình ảnh bên trên là được. Thật thú vị phải không các bạn, hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích.
Đừng quên xem các các tin tức hấp dẫn khác về đất nước hoa anh đào tại chuyên mục khám phá Nhật Bản nhé các bạn.
>>Xem thêm: Những Quy Định Về Việc Hút Thuốc Lá ở Nhật Bản
BÌNH LUẬN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám Phá Vẻ đẹp Của Tỉnh Shiga Nhật Bản
Tỉnh Shiga Nhật Bản là một trong những tỉnh thành có nền kinh tế...
Khám Phá Vẻ Đẹp Của Tỉnh Tochigi Nhật Bản
Tỉnh Tochigi Nhật Bản hội tụ đầy đủ những yếu tố của một vùng...
Tỉnh Nagano Nhật Bản – Những Ngọn Núi Oai Hùng
Rất nhiều người khi du lịch hoặc chọn làm việc tại Nhật Bản đều...
Tỉnh Kagoshima Nhật Bản – Vùng Đất Núi Lửa Ngủ Quên
Tỉnh Kagoshima Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với vị trí địa lí, điều...
Tỉnh Okayama Nhật Bản – Cậu Bé Quả Đào
Tỉnh Okayama Nhật Bản được gắn liền với câu chuyện “Cậu bé quả đào”...
Tỉnh Akita Nhật Bản – Điểm Đến Của Du Học và Xuất Khẩu Lao Động
Tỉnh Akita Nhật Bản – quê hương của Akita Inu – giống chó nuôi...